Bạn đã tìm hiểu khái quát về con giáp hay địa chi, thiên can, ngũ hành âm dương… Vậy bạn đã biết đến Nạp âm? Trong bài viết này, bạn cùng phongthuy.xyz thử tìm hiểu Nạp âm là gì? Và Ý nghĩa 30 loại ngũ hành nạp âm nhé!
Nạp âm là gì?
Để hiểu được nạp âm là gì, chúng ta cần quay lại bảng Lục Thập Hoa Giáp.
Lục Thập Hoa Giáp là chu kỳ vận hành của các con giáp, hay chính là vòng tuần hoàn của các con giáp bắt đầu từ Giáp Tý đến cuối cùng là Quý Hợi thì kết thúc một vòng tuần hoàn (rồi lại tiếp tục quay trở lại Giáp Tý bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới).
Hay Lục Thập Hoa Giáp là sự kết hợp của 10 thiên can (tổng 6 chu kỳ) và 12 địa chi (tổng 5 chu kỳ) tạo thành hệ 60 năm.
Tiếp theo, 60 năm này là bao gồm 30 lần âm - dương, tức là 1 năm dương rồi đến 1 năm âm theo số lẻ và số chẵn. Khi Can và Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tý đến Quý Hợi có tất cả 30 ngũ hành nạp âm.
Vậy có thể hiểu, mỗi hành trong ngũ hành sẽ có 6 loại hành con riêng biệt dựa trên sự kết hợp của thiên can và địa chi, tạo nên 30 ngũ hành nạp âm. Và theo quy luật cứ hai năm trong 60 năm sẽ có cùng một nạp âm, nhưng khác nhau về yếu tố Âm Dương, nghĩa là một năm Âm và một năm Dương có cùng một nạp âm.
Ý nghĩa 30 ngũ hành nạp âm
Nạp âm mang ngũ hành Kim
Ngũ hành Kim chỉ về mùa Thu và là biểu tượng của sức mạnh, đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Ngũ hành Kim gồm 6 nạp âm tương ứng với các năm là:
- Sa Trung Kim, tức là vàng trong cát - Năm Giáp Ngọ và Ất Mùi
Ảnh Sa Trung Kim tức là vàng trong cát
- Kim Bạc Kim, mang nghĩa là vàng nguyên chất - Năm Nhâm Dần và Quý Mão
- Hải Trung Kim, dịch ra là vàng dưới biển - Năm Giáp Tý và Ất Sửu
- Kiếm Phong Kim, mang ý nghĩa là vàng trong kiếm - Năm Nhâm Thân và Quý Dậu
- Bạch Lạp Kim có nghĩa là vàng chân đèn - Năm Canh Thìn và Tân Tỵ
- Thoa Xuyến Kim, tức là vàng trang sức - Năm Canh Tuất và Tân Hợi
Nạp âm mang ngũ hành Mộc
Ngũ hành Mộc chỉ về mùa Xuân và là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và dồi dào của cây cỏ hoa lá. Ngũ hành Mộc gồm 6 nạp âm tương ứng với các năm là:
- Bình Địa Mộc, tức là cây ở đồng bằng - Năm Mậu Tuất và Kỷ Hợi
- Tang Đỗ Mộc, có nghĩa là gỗ cây dâu - Năm Nhâm Tý và Quý Sửu
- Thạch Lựu Mộc, dịch ra là gỗ cây thạch lựu - Năm Canh Thân và Tân Dậu
- Đại Lâm Mộc, có ý nghĩa là cây trong rừng lớn - Năm Mậu Thìn và Kỷ Tỵ
- Dương Liễu Mộc, được hiểu là gỗ cây dương liễu - Năm Nhâm Ngọ và Quý Mùi
- Tùng Bách Mộc, mang ý nghĩa là gỗ cây tùng bách - Năm Nhâm Tý và Quý Sửu
Nạp âm mang ngũ hành Thủy
Ngũ hành Thủy chỉ về mùa Đông và tượng trưng cho các loại nước trên thế giới nói chung. Ngũ hành Thủy gồm 6 nạp âm tương ứng với các năm là:
- Thiên Hà Thủy, mang nghĩa là nước ở trên trời - Năm Bính Ngọ và Đinh Mùi
- Đại Khê Thủy, có nghĩa là nước dưới khe lớn - Năm Giáp Dần và Ất Mão
- Đại Hải Thủy, tức là nước đại dương - Năm Nhâm Tuất và Quý Hợi
- Giản Hạ Thủy, nghĩa là nước dưới khe - Năm Bính Tý và Đinh Sửu
- Tuyền Trung Thủy, nghĩa là nước giữa dòng suối - Năm Giáp Thân và Ất Dậu
- Trường Lưu Thủy, nghĩa là nước chảy thành dòng lớn - Năm Nhâm Thìn và Quý Tỵ
Ảnh 6 nạp âm thuộc Ngũ hành Thủy
Nạp âm mang ngũ hành Hỏa
Ngũ hành Hỏa chỉ về mùa Hạ và là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của vạn vật trong vũ trụ. Ngũ hành Hỏa gồm 6 nạp âm tương ứng với các năm là:
- Sơn Hạ Hỏa, tức là lửa dưới chân núi - Năm Bính Thân và Đinh Dậu
- Phúc Đăng Hỏa, hiểu là lửa ngọn đèn - Năm Giáp Thìn và Ất Tỵ
- Thiên Thượng Hỏa, dịch ra có nghĩa là lửa trên trời - Năm Mậu Ngọ và Kỷ Mùi
- Lư Trung Hỏa, mang ý nghĩa là lửa trong lò - Năm Bính Dần và Đinh Mão
- Sơn Đầu Hỏa, tức là lửa trên núi - Năm Giáp Tuất và Ất Hợi
- Tích Lịch Hỏa, hiểu ra là lửa sấm sét - Năm Mậu Tý và Kỷ Sửu
Nạp âm mang ngũ hành Thổ
Thổ là đất, là môi trường để ươm trồng, nuôi dưỡng, phát triển và cũng là nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ tượng trưng cho đất đai, thiên nhiên và nguồn cội của sự sống, thể hiện sự bình an. Hành Thổ chỉ đặc trưng cho mùa hạ ở giai đoạn cuối. Ngũ hành Thổ gồm 6 nạp âm tương ứng với các năm là:
- Bích Thượng Thổ, nghĩa là đất trên vách - Năm Canh Tý và Tân Sửu
- Đại Trạch Thổ, tức là đất thuộc 1 khu lớn - Năm Mậu Thân và Kỷ Dậu
- Sa Trung Thổ, nghĩa là đất lẫn trong cát - Năm Bính Thìn và Đinh Tị
- Lộ Bàng Thổ, hiểu là đất ven đường - Năm Canh Ngọ và Tân Mùi
- Ốc Thượng Thổ, tức là đất trên nóc nhà - Năm Bính Tuất và Đinh Hợi
- Thành Đầu Thổ, có ý nghĩa là đất trên mặt thành - Năm Mậu Dần và Kỷ Mão
Trên là những thông tin cơ bản về nạp âm, để biết thêm chi tiết từng loại nạp âm trong 30 ngũ hành nạp âm mời bạn tiếp tục theo dõi phongthuy.xyz nhé. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin thú vị về chủ đề này!