Trong ngũ hành có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - mỗi hành đều mang một ý nghĩa cũng như đặc trưng riêng. Trong bài viết này, phongthuy.xyz sẽ tập trung vào hành Mộc để tìm hiểu xem mệnh mộc là gì? Đặc điểm hành mộc trong ngũ hành là gì? Mệnh mộc tương sinh - tương khắc mệnh nào trong ngũ hành? Và Phân tích 6 nạp âm của hành Mộc. Cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu Mệnh mộc trong ngũ hành

Mệnh mộc là gì?

Hành mộc là một trong 5 hành tố của ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Hành Mộc hay mệnh Mộc chính là chỉ về mùa Xuân, là biểu thị cho sự sống mãnh liệt, dồi dào của cỏ cây hoa lá. Hành Mộc còn là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại những sức mạnh phá hoại khác, mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.

Đặc điểm hành mộc trong ngũ hành

Các đặc điểm của hành mộc được thể hiện khác nhau khi kết hợp với các trường hợp khác nhau:

  • Hành Mộc thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn.
  • Hành Mộc thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân gỗ lim.
  • Hành Mộc dùng với mục đích lành: Mộc là cây gậy chống.
  • Hành Mộc dùng với mục đích dữ: Mộc là ngọn giáo.

Hành Mộc đại diện cho phương vị Đông và Đông Nam, vì vậy người mệnh Mộc sẽ hợp với hướng Đông và Đông Nam.

Màu sắc hợp với mệnh mộc: màu xanh lục, màu xanh dương và màu ngọc lam

Người mệnh mộc là người có những năm sinh: Tuổi Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972, Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989, Nhâm Ngọ 2002, Quý Mùi 2003…

Người mạng Mộc có tinh thần vị tha và năng nổ, thích tiên phong, nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương và giúp đỡ. Vì là người sáng tạo nên họ thích tưởng tượng hơn hoàn thành kế hoạch.

  • Tích cực: Có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.
  • Tiêu cực: Thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.

Mệnh mộc tương sinh - tương khắc mệnh nào trong ngũ hành?

Mệnh nào tương sinh với mệnh mộc?

Mệnh Hỏa và mệnh Thủy là 2 mệnh tương sinh với mệnh mộc, cũng là 2 mệnh hợp với mộc nhất.

tương sinh với mệnh Mộc là mệnh Hỏa và mệnh Thủy

Ảnh tương sinh với mệnh Mộc là mệnh Hỏa và mệnh Thủy

Mệnh Mộc và mệnh Thủy

Thủy sinh Mộc là vì có nước thì cây cối mới có thể sinh sôi nảy nở. Mọi thực vật trên đời này đều cần phải có nước, cây không có nước cây sẽ héo khô.

Mệnh Mộc và mệnh Hỏa

Mộc sinh Hỏa vì củi là nhiên liệu để tạo nên và duy trì ngọn lửa.

Mệnh nào tương khắc với mệnh mộc?

Mệnh Kim và mệnh Thổ là 2 mệnh tương khắc với mệnh mộc, cũng là 2 mệnh không hợp với mộc.

Mệnh Mộc và mệnh Kim

Kim khắc Mộc cũng tương tự như lấy cương khắc nhu. Kim là kim loại được chế tạo để làm công cụ có thể khoan cắt Mộc, phá hủy mộc.

Mệnh Mộc và mệnh Thổ

Mộc khắc Thổ, bởi vì mộc là cây, cây cắm rễ xuống đất, gốc rễ của cây có sức mạnh làm phá vỡ đất, lấy đi dinh dưỡng từ trong đất, làm cho đất bị suy kiệt.

Phân tích 6 nạp âm của hành Mộc

Hành Mộc có 6 nạp âm: Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Dương Liễu Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc.

Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng)

Người sinh các năm: Mậu Thìn (1928, 1988) và Kỷ Tỵ (1929, 1989) thuộc Đại Lâm Mộc.

Đại Lâm Mộc được ví như cây đại thụ, đứng sừng sững giữa rừng xanh bao la, được trời phú cho ý chí mạnh mẽ, trí tuệ thông minh và đôi mắt nhìn xa trông rộng, giúp cho họ nhanh chóng xây dựng được vị trí vững chắc trong cuộc sống và sự nghiệp.

Người có nạp âm Đại Lâm Mộc có bản chất không mưu cầu đột xuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu, tình đồng loại, thích giúp đỡ người khác, vừa ấm áp vừa gần gũi. Họ có trí tuệ minh mẫn với sự ngả theo thời thế, làm chức thừa hành tốt, vào cương vị chỉ huy không hay. Tuy nhiên, họ không có màu sắc riêng về khả năng cũng như khuynh hướng.

Trong 6 nạp âm chỉ riêng Đại Lâm Mộc không sợ Kim mà còn phối hợp với Kim để trở thành các vật dụng thiết yếu như bàn ghế, cửa… Đại Lâm Mộc là mạnh nhất và hưng thịnh nhất so với các nạp âm còn lại.

Đại Lâm Mộc là mạnh nhất và hưng thịnh nhất

Ảnh Đại Lâm Mộc là mạnh nhất và hưng thịnh nhất

Tùng Bách Mộc (cây tùng già)

Người sinh các năm: Canh Dần (1890, 1950, 2010) và Tân Mão (1891, 1951, 2011) thuộc Tùng Bách Mộc.

Tùng Bách Mộc chính là đại diện của cây tùng và cây bách, hai loài cây mang phẩm chất của những bậc quân tử, đại trượng phu. Bởi đây là hai loại cây thuộc vào dòng cổ thụ, thường cô thân to, tán rộng, rễ khỏe và chắc để vươn thẳng lên trời, đón nắng, gió, bão, giông, sinh trưởng ngay cả khi điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt.

Những người thuộc nạp âm Tùng Bách Mộc mang trong mình tấm lòng thương người, nghĩa cử cao đẹp vì bản tính lương thiện, luôn muốn giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, nguy nan. Tuy nhiên, có những khi bị cuốn theo việc giúp đỡ người khác mà làm hỏng việc của mình. Tính cách cả nể, hay giúp đỡ người khác cũng có nhiều điểm hạn chế nếu không biết điều tiết cân bằng. Họ thường đặt cái tôi của mình cao, nên nhiều khi bị xem là cao ngạo, hiếu thắng, thường bị dính đến thị phi, đàm tiếu không tốt trong cuộc sống.

Bình Địa Mộc (Cây đất đồng bằng)

Người sinh các năm: Mậu Tuất (1958, 2018) và Kỷ Hợi (1959, 2019) thuộc Bình Địa Mộc.

Người thuộc Bình Địa Mốc nếu là người tài thì thường ẩn chứ không hiện cái tài của họ, nếu được dùng thì như mưa thuận gió hòa còn ở thời loạn thì như sương tuyết bị vùi dập.

Người Bình Địa mộc nếu gặp quý nhân biết dụng người, sử dụng đúng việc thì là cánh tay đắc lực. Bề ngoài người Bình Địa Mộc trông không lẫm liệt, oai phong nhưng bên trong là tài năng đáng nể. Tuy nhiên, nếu bản mệnh bình thường thì cũng sẽ mãi bình thường dù được vận hay không.

Tang Đố Mộc (Cây dâu tằm)

Người sinh các năm: Nhâm Tý (1852, 1912, 1972) và Quý Sửu (1853, 1913, 1973) thuộc Tang Đố Mộc.

Tang Đố Mộc có bản chất là lá dâu tằm ăn, thân dâu làm cũng dùng vào nhiều việc, từ chiếc lá đến cành đến thân đều bị sử dụng cho nên Tang Đố Mộc hoàn toàn bị động. Khi Tang Đố Mộc thành công về tài chính, họ thường bị rơi vào tình trạng phải giúp đỡ người này đến người kia, từ anh em đến họ hàng, bè bạn.

Người mệnh Tang Đố Mộc không thể ở ngôi vị lãnh đạo.

Dương Liễu Mộc (Cây dương liễu)

Người sinh các năm: Nhâm Ngọ (1942, 2002) và Quý Mùi (1943, 2003) thuộc Dương Liễu Mộc.

Dương Liễu Mộc thẳng thắn mà cứng cỏi nên gọi là dương, cành mềm mại nên gọi là liễu, dương liễu một cây hai chủng loại; mềm mại yếu đuối, cành rủ xuống đu đưa trong gió nhưng cũng rất dẻo dai không dễ dàng đứt đoạn. Chính vì sự yếu đuối của mình mà Dương Liễu Mộc thường xuyên bị ngoại cảnh tác động làm thay đổi chính mình.

Dương Liễu Mộc thân gỗ cứng, cành lá mềm

Ảnh Dương Liễu Mộc thân gỗ cứng, cành lá mềm

Xuất phát từ mệnh gốc là mệnh Mộc, những người Dương Liễu Mộc cũng mang trong mình tấm lòng lương thiện, cốt cách cao đẹp để đối nhân xử thế bằng tấm lòng tử tế, biết suy nghĩ vì người khác và sống đẹp. Tuy nhiên, khác với Thạch Lựu Mộc hay Đại Lâm Mộc là những loài cây sống trong tự nhiên, ưa tự do và đầy bản lĩnh. Dương Liễu Mộc thường chỉ được trồng, chăm sóc, tưới tắm để làm cảnh, vì vậy họ thường yếu đuối, thiếu đi những nghị lực cần thiết để vượt qua bão giông cuộc đời.

Thạch Lựu Mộc (Cây lựu đá)

Người sinh các năm: Canh Thân (1980, 2040) và Tân Dậu (1981, 2041) thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc.

“Thạch” có nghĩa là đá, “lựu” là cây lựu, tên của một loài cây, còn “mộc” là gỗ hay các loài thực vật. Như vậy nghĩa của Thạch Lựu Mộc là cây lựu đá.

Giống lựu đá cây dù thấp nhưng lại rất bền bỉ, có thể sinh trưởng ở vùng núi đá. Ngoài việc cho ra quả, sức sống cao, bền bỉ thì gỗ còn khá cứng, gốc cây có hình dạng hơi đặc biệt nên người ta trồng nó để làm cảnh.

Thạch Lựu Mộc rất cứng cỏi mạnh mẽ không dễ bị đổ vì thế dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn kiên định không thay đổi, có điều vì sự chắc chắn của mình mà trở nên thô ráp.

Trên là tổng hợp những thông tin về hành mộc hay mệnh mộc trong ngũ hành mà phongthuy.xyz gửi đến bạn đọc. Tiếp tục theo dõi phongthuy.xyz để có thêm nhiều điều thú vị hơn tại chủ đề này nhé!