Can chi là cách gọi ngắn gọi của Thiên Can và Địa Chi. Vậy Thiên can là gì? Địa chi là gì? Ý nghĩa của 10 Thiên Can và 12 Địa Chi. Và cùng phongthuy.xyz tìm hiểu Phương vị, thuyết âm dương ngũ hành cũng như mối quan hệ hợp khắc của các Thiên Can và Địa chi nhé!
Thiên can là gì?
Thiên can là một khái niệm phong thủy có từ rất lâu đời, bắt nguồn từ văn hoá cổ của Trung Hoa.
Thập Thiên Can (10 Thiên can) bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Ý nghĩa của 10 Thiên can
Trong sách “Quần thư thảo dị” miêu tả mười thiên can đại diện cho chu kỳ tuần hoàn của mặt trời và tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của vạn vật như sau:
- Giáp: nghĩa là mở - vạn vật có dấu hiệu mở tách ra.
- Ất: nghĩa là kéo - vạn vật được kéo lên, thúc đẩy và kích thích.
- Bính: nghĩa là đột nhiên - vạn vật bất ngờ lộ ra.
- Đinh: nghĩa là mạnh - vạn vật phát triển mạnh mẽ lên.
- Mậu: nghĩa là rậm rạp - vạn vật bắt đầu xum xuê.
- Kỷ: nghĩa là ghi nhớ - vạn vật đã thành hình để có thể phân biệt.
- Canh: nghĩa là chắc lại - vạn vật bắt đầu có quả.
- Tân: nghĩa là mới - vạn vật có sự thu hoạch.
- Nhâm: nghĩa là gánh vác - dương khí nuôi dưỡng cho vạn vật.
- Quý: nghĩa là đo được - vạn vật đã bắt đầu đo lường được.
Ảnh khám phá ý nghĩa của 10 thiên can
Địa chi là gì?
Địa chi ý nói con giáp trong 12 con giáp.
Thập Nhị Địa Chi (12 Địa Chi) bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Ý nghĩa của 12 Địa chi
Mười hai địa chi được miêu tả là chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, có liên quan với sự tiêu, trưởng âm dương của mặt trăng. Chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng cũng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản của vạn vật.
- Tý: nghĩa là nuôi dưỡng - dương khí làm mầm mống của vạn vật bắt đầu nảy nở.
- Sửu: nghĩa là kết lại - mầm non tiếp tục lớn lên.
- Dần: nghĩa là đổi dời - mầm non đâm chồi vươn lên trên mặt đất.
- Mão: nghĩa là đội - vạn vật đội đất mà lên.
- Thìn: nghĩa là chấn động - vạn vật lớn qua những chấn động.
- Tỵ: nghĩa là bắt đầu - vạn vật có sự bắt đầu.
- Ngọ: nghĩa là tỏa ra - vạn vật mọc cành lá.
- Mùi: nghĩa là ám muội - vạn vật có sự suy giảm.
- Thân: nghĩa là thân thể - vạn vật có thân thể trưởng thành.
- Dậu: nghĩa là già - vạn vật đã thành thục, già dặn.
- Tuất: nghĩa là diệt - vạn vật đều suy diệt.
- Hợi: nghĩa là hạt - vạn vật trở thành hạt cứng.
Phương vị của Thiên can và Địa chi
Theo các nhà thiên văn học Trung Quốc cổ xưa, thiên can và địa chi dựa trên sự vận động của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh mà được xác định ra bốn hướng (bốn phương): Đông, Nam, Tây, Bắc. Bên cạnh đó, 4 phương này còn gọi là 4 tượng tương ứng với 4 loại động vật: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
Phương vị của 10 Thiên can
Giáp, Ất hướng Đông
Bính, Đinh hướng Nam
Mậu, Kỷ ở giữa
Canh, Tân hướng Tây
Nhâm, Quý hướng Bắc
Phương vị của 12 Địa chi
Dần, Mão hướng Đông
Tỵ, Ngọ hướng Nam
Thân, Dậu hướng Tây
Hợi, Tý phương Bắc
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ở giữa
Thuyết âm dương của Thiên can và Địa chi
Thuyết âm dương của Thiên can
Trong thiên can nếu đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10, những can ở vị trí số lẻ sẽ là dương can, những can ở vị trí số chẵn sẽ là âm can.
- Dương can gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm;
- Âm can gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
Thuyết âm dương của Địa chi
Địa chi là con giáp của mỗi người, có 12 địa chi tương ứng với 12 con giáp được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Những con giáp có số lẻ là dương chi, những con giáp có số chẵn là âm chi.
- Dương chi gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
- Âm chi gồm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
Ngũ hành của Thiên can và Địa chi
Thuyết ngũ hành cũng như thuyết âm dương trong thiên can địa chi rất quan trọng trong dự đoán vận mệnh, xem năm hợp tuổi, chọn người hợp tuổi để kết hôn... Nếu lựa chọn những yếu tố thiên can - địa chi kết hợp và phù hợp với tuổi của bản mệnh thì sẽ giúp mọi việc thuận lợi như ý.
Ảnh ngũ hành của thiên can
Ngũ hành của 10 Thiên can
Giáp, Ất thuộc hành Mộc;
Bính, Đinh thuộc hành Hỏa;
Mậu, Kỷ thuộc hành Thổ;
Canh, Tân thuộc hành Kim;
Nhâm, Quý thuộc hành Thủy.
Ngũ hành vị của 12 Địa chi
Dần, Mão thuộc hành Mộc;
Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa;
Thân, Dậu thuộc hành Kim;
Hợi, Tý thuộc hành Thủy;
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc hành Thổ.
Mối quan hệ hợp - khắc của Thiên Can và Địa chi
Mối quan hệ hợp - khắc của Thiên Can
- Giáp hợp với Kỷ nhưng khắc Canh.
- Ất hợp với Canh nhưng khắc Tân.
- Bính hợp với Tân và khắc Nhâm.
- Đinh hợp với Nhâm nhưng khắc Quý.
- Mậu hợp với Quý nhưng khắc Giáp.
- Kỷ hợp với Giáp, khắc Ất.
- Canh hợp với Ất những khắc Bính.
- Tân hợp Bính nhưng khắc Đinh.
- Nhâm hợp với Đinh nhưng khắc Mậu.
- Quý hợp Mậu nhưng khắc Kỷ.
Mối quan hệ hợp - khắc của Địa chi
Trong địa chi sẽ bao gồm các bộ địa chi hợp nhau:
- Nhị hợp: Tý và Sửu, Hợi và Dần, Mão và Tuất, Thìn và Dậu, Thân và Tỵ, Mùi và Ngọ.
- Tam hợp: Hợi và Mão và Mùi, Thân và Tý và Thìn, Tỵ và Dậu và Sửu, Dần và Ngọ và Tuất.
Và 6 cặp địa chi xung khắc, tạo thành 3 bộ địa chi tứ hành xung gồm:
- Dần - Thân, Tỵ - Hợi
- Thìn - Tuất, Sửu Mùi
- Tý - Ngọ, Mão - Dậu
Theo quan niệm của người phương Đông là mỗi người sinh ra đã gắn liền với một can chi và chịu sự ảnh hưởng của nó đến hết cuộc đời. Vậy nên tìm hiểu về thiên can địa chi sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển bản thân mỗi người. Theo dõi phongthuy.xyz để có thêm thông tin khai thác về chủ đề thú vị này nhé!