Mệnh mộc trong ngũ hành
Trong ngũ hành có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - mỗi hành đều mang một ý nghĩa cũng như đặc trưng riêng. Trong bài viết này, phongthuy.xyz sẽ tập trung vào hành Mộc để tìm hiểu xem mệnh mộc là gì? Đặc điểm hành mộc trong ...
Trong ngũ hành có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - mỗi hành đều mang một ý nghĩa cũng như đặc trưng riêng. Trong bài viết này, phongthuy.xyz sẽ tập trung vào hành Mộc để tìm hiểu xem mệnh mộc là gì? Đặc điểm hành mộc trong ...
Tìm kiếm
Ngũ hành là một từ ngữ tuy lạ mà quen, tuy quen mà lạ. Quen là bởi vì ngũ hành luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của bạn, lạ là bởi vì bạn chưa nhận ra được những quy tắc ấy được gọi là ngũ hành. Vậy mời bạn cùng Phongthuy.xyz tìm hiểu Ngũ hành là gì nhé! Và đặc tính và quy luật của ngũ hành là gì? Cùng các ứng dụng ngũ hành trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Ngũ hành là 5 hành tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Theo thuyết ngũ hành thì vạn vật trên vũ trụ đều được tạo ra từ 5 hành tố trên. Ngũ hành có ý nghĩa là sự vận động, chuyển hóa các chất trong thiên nhiên và của phủ tạng trong cơ thể. Mỗi yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và mang tính chất riêng.
Đặc tính của ngũ hành là: Lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.
Quy luật ngũ hành thể hiện nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật đó là quy luật tương sinh, tương khắc và phản sinh, phản khắc.
Xét về mặt phong thủy, quy luật tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh và khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Ngũ hành tương sinh là những mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự tuần hoàn này được duy trì từ đời này sang đời sau để tồn tại và không bao giờ kết thúc.
Quy luật tương sinh cũng có thể được sử dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như sự biến hóa của ngũ hành, tương tự:
Trái ngược với tương sinh, tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt.
Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.
Quy luật phản sinh được thể hiện như sau:
Tương khắc tồn tại 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.
Quy luật phản khắc được thể hiện như sau:
Thuyết ngũ hành có ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy nhà ở. Từ việc chọn hướng nhà, hướng phòng, hướng bếp, màu sắc nhà cửa, cho tới số tầng (đối với nhà chung cư). Tuy nhiên, việc ứng dụng ngũ hành cũng tùy theo bản mệnh của gia chủ. Cụ thể:
Đối với gia chủ mệnh kim
Hướng nhà hợp: hướng Tây hoặc Tây Bắc
Màu sắc trong ngôi nhà: nên chọn tone màu tươi sáng như vàng, trắng, xám,…
Nên trang trí nhà bằng tranh đá quý, tranh sơn mài, bể cá phong thủy,… sẽ mang sinh khí cho ngôi nhà.
Con số phù hợp (đối với nhà chung cư): số tầng 5, 9, 12, 15 hoặc 19. Tránh số 2 và 7, vì 2 số này tượng trưng cho mệnh Hỏa - tương khắc.
Đối với gia chủ mệnh mộc
Hướng nhà hợp: hướng Nam, hướng Đông hoặc Đông Nam
Màu sắc trong ngôi nhà: nên chọn tone màu xanh lá, trắng, nâu.
Nên trang trí nhà bằng các loại thực vật như sen đá, kim ngân, đại lộc, trúc nhật,… hoặc bày trí các bức tranh với chủ đề cây cối, hoa cỏ sẽ mang đến vượng khí cho căn nhà.
Con số phù hợp (đối với nhà chung cư): tầng 3, 8 hoặc các căn số 1, 6. Tránh các số 2, 4, 7 và 9.
Đối với gia chủ mệnh thủy
Hướng nhà hợp: hướng Bắc, hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.
Màu sắc trong ngôi nhà: nên chọn tone màu trắng, xanh da trời,…
Nên trang trí nhà cửa bằng cây cối, bể cá, gương phong thủy hoặc hòn non bộ.
Con số phù hợp (đối với nhà chung cư): 1, 6, 4 và 9. Tránh các số 0, 2, 7, 5 tượng trưng cho hành Hỏa và hành Thổ.
Đối với gia chủ mệnh hỏa
Hướng nhà hợp: hướng Nam, hướng Đông Nam hoặc hướng Đông.
Màu sắc trong ngôi nhà: nên chọn gam màu nóng như: đỏ, cam, hồng, tím,…hoặc chọn màu thuộc hành Mộc như xanh lá, tạo được cảm giác tươi mới, mát mẻ cho căn nhà.
Nên trang trí nhà cửa bằng đồ nội thất gỗ và các loại cây trang trí như: lan hồ điệp, hoa hỏa tước, xương rồng,…
Con số phù hợp (đối với nhà chung cư): tầng 2, 7,3 và 8. Tránh các tầng có số 1, và 6 thuộc hành Thủy.
Đối với gia chủ mệnh thổ
Hướng nhà hợp: hướng Đông Bắc, Tây Nam
Màu sắc trong ngôi nhà: nên chọn gam màu xanh lá
Nên trang trí nhà cửa bằng gốm sứ, đá, cẩm thạch, hoặc trồng nhiều cây xanh trong nhà…
Con số phù hợp (đối với nhà chung cư): các tầng liên quan tới số 0, 2, 5 hoặc 7. Tránh các tầng có số 1, và 6 thuộc hành Thủy.
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong phong thủy cũng như cân bằng mọi thứ trong cuộc sống. Đặc biệt là đối với những người làm văn phòng, làm ăn lớn trong các dự án, những ngày lễ Tết hay các dịp trọng đại thì việc áp dụng quy tắc ngũ hành vào là một điều tất yếu. Về nguyên tắc, chọn các màu của hành sinh cho hành bản mệnh.
Người Mệnh Kim
Mặc đồ có màu trắng, xám, sữa sẽ thuận lợi trong làm ăn, buôn bán. Ngoài ra, có thể lựa chọn những tông màu khác như vàng, nâu (Thổ).
Nên tránh đồ có màu đỏ, cam (mệnh Hỏa) - tương khắc.
Người Mệnh Mộc
Nên chọn những bộ đồ có thiên hướng xanh lá cây. Hoặc lựa chọn những màu như đen, xanh nước biển (mệnh Thủy) để phối cùng cũng rất tốt.
Đối với người mệnh Mộc thì tránh các màu như xám, ghi (mệnh Kim) - tương khắc.
Người Mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa mặc đồ có màu đỏ, hồng, tím, cam (màu tương hợp) sẽ hợp và thuận lợi cho công việc. Ngoài ra có thể lựa chọn màu xanh lá cây (mệnh Mộc).
Nên tránh các màu như xanh biển, xanh da trời (mệnh Thủy) - tương khắc.
Người Mệnh Thổ
Nên chọn mặc đồ có màu vàng, nâu (màu tương hợp) sẽ rất hợp và thuận lợi cho công việc. Bên cạnh đó người mệnh Thổ cũng có thể lựa chọn những tông màu khác như đỏ, hồng, tím, cam (mệnh Hỏa) cũng rất tốt.
Nên tránh những màu như xanh lá (mệnh Mộc) - tương khắc.
Người Mệnh Thủy
Người mệnh Thuỷ sẽ rất thành công, thuận lợi trong công việc, cũng như may mắn nếu chọn để có màu xanh nước biển, đen. Ngoài ra, mặc cùng với những trang sức, giày dép có màu trắng, xám, ghi (mệnh Kim) cũng rất tương thích.
Ngược lại tránh các màu như nâu (mệnh thổ) - tương khắc.
Xem tuổi vợ chồng
Từ thời xa xưa, trước khi tiến đến hôn nhân, người ta thường đi xem tuổi đôi trai gái xem có hợp mệnh hợp tuổi hay không? Việc xem tuổi vợ chồng chủ yếu dựa vào tuổi, mệnh và mệnh chính là dựa vào ngũ hành tương sinh, tương khắc.
Đứng dưới góc độ huyền học, âm dương ngũ hành và hôn nhân có một mối quan hệ vô cùng mật thiết. Cá nhân và gia đình là nền tảng căn bản của xã hội, giữa hai thái cực có âm và dương, có nam và nữ. Có nhiều người cho rằng, ngũ hành tương sinh hay tương khắc là yếu tố quyết định đến hạnh phúc lâu dài của đôi vợ chồng đó. Họ có thể gắn bó, hòa hợp được với nhau hay không sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều từ quy luật ngũ hành. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và thậm chí là cả bố mẹ của hai bên.
Nếu vợ chồng hợp mệnh, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn chắc chắn là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên nếu khắc mệnh thì người ta quan niệm “chồng khắc mệnh vợ sẽ không sao, nhưng vợ khắc mệnh chồng sẽ xấu”. Ví dụ, chồng mệnh Thủy lấy vợ mệnh Hỏa sẽ không sao. Tuy nhiên ngược lại chồng mệnh Hỏa lấy vợ mệnh Thủy sẽ lại là điều kiêng kỵ và không nên.
Nhẫn cưới
Nhẫn cưới là một vòng tròn khép kín, không có điểm dừng và điểm kết thúc. Nhẫn cưới biểu hiện cho một thái cực hoàn chỉnh có âm có dương, một dành cho nam, một dành cho nữ.
Nhẫn cưới thường có màu vàng hoặc trắng, thể hiện cho một tình yêu luôn vàng son, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Đôi khi nhẫn còn được đính thêm kim cương thể hiện cho vẻ đẹp bất tử, trường tồn của tình yêu hay hạnh phúc gia đình.
Sính lễ
Không thể thiếu trong ngày lễ kết hôn đó là sính lễ. Và sính lễ không thể thiếu theo tục lệ đó là mâm trầu cau. Miếng trầu thể hiện tín ngưỡng phồn thực, âm dương ngũ hành sâu sắc, có cau ắt có trầu, có vôi có chay, có một thế giới màu sắc đẹp tươi, có ngọt có bùi có cay có nồng…
Ngoài mâm trầu cau, còn có bánh phu thê. Bánh được làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị... Được bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hay lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó là biểu tượng của triết lý âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ) biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp – hòa hợp của đất trời và của con người.
Trong ẩm thực Việt, thức ăn được chia ra năm mức âm dương tương ứng với ngũ hành:
Theo quan niệm của người Việt từ xưa, con người mắc bệnh là do sự mất cân bằng âm dương của cơ thể, và thức ăn thường lại chính là liều thuốc hữu hiệu cho sự mất cân bằng âm dương ấy, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, Người Việt chúng ta cũng thường có thói quen ăn uống theo khí hậu và theo mùa:
Từ thời xa xưa, người ta đã coi các cơ quan trong cơ thể là một hành, các quy luật về ngũ hành vẫn được áp dụng trong chính cơ thể của chúng ta. Vậy nên mới có câu “lục phủ ngũ tạng”. Người ta phân chia các hành theo cơ quan như sau:
Để cơ thể được khỏe mạnh, cần có sự tác động qua lại giữa các cơ quan, để duy trì sự cân bằng. Các thầy thuốc sẽ dựa vào sự cân bằng của ngũ hành trong cơ thể để chữa bệnh. Nếu tạng nào khắc chế quá mãnh liệt thì phải điều hòa lại ngay.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về ngũ hành cũng như ứng dụng ngũ hành trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tất cả đều rất gần gũi và thân thuộc phải không? Tiếp tục theo dõi phongthuy.xyz để có thêm thông tin về chủ đề thú vị này nhé!